Khi bắt đầu học làm bánh, điều đầu tiên mà mọi người cần phải nắm rõ đó là cách phân biệt các nguyên liệu làm bánh.Trong ngành bánh có rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau, mỗi loại nguyên liệu lại bao gồm rất nhiều phân loại khác nhau nữaVí dụ như bột thì có rất nhiều loại bột khác nhau như bột mì, bột bắp, bột gạo, bột năng... mà bột nào cũng dùng làm bánh được hết trơn Đã vậy bột mì lại còn bao gồm bột mì số 8, bột mì số 11, bột mì số 13, bột mì đa dụng...Kem thì bao gồm kem tươi, kem phô mai... trong kem tươi lại còn chia ra kem topping, kem whipping, heavy...., phô mai thì creamcheese, mozzarella, cheddar.....Trời ơi như một cái mê cùng :))))Mới đầu học Ry mông lung lắm luôn, kiểu không hiểu tại sao lại dùng cái này chứ không dùng cái kia, và nếu dùng cái kia thì thành phẩm có thành công không?Đã vậy khi mà học làm bánh thì đa số người ta chỉ nói cụ thể là sử dụng loại nào chứ không nói thêm lý do tại sao lại dùng loại đó. Để cho mọi người không bị rơi vào cái mê cung lạc lối giống Ry hồi xưa cho nên Ry đã làm riêng 1 phần để nói về công dụng của toàn bộ các nguyên liệu trong ngành bánh, tất nhiên là nó không thể bao gồm hết tất cả được vì trong ngành bánh nguyên liệu bao la đại hải lắm ^^Ở đây Ry chỉ phân tích những nguyên liệu cơ bản nhất mà mọi người hay gặp phải thôi, qua đó mọi người sẽ có được cái nhìn toàn diện và tổng quan nhất để không bị bối rối. Ry hy vọng là Ry không bỏ sót em nào Okayy, bắt đầu nhaa! Đầu tiên Ry sẽ đi sâu vào các loại bột trước nhé! Trong làm bánh có rất nhiều loại bột khác nhau. Tuỳ theo công thức và loại bánh cụ thể mà mình sẽ lựa chọn loại bột khác nhau. Bột mì Được làm từ lúa mì, đây là loại bột phổ biến nhất làm bánh, bột mì được chia ra thành nhiều loại - Bột mì số 13 (bột bánh mì): Đây là loại bột mì có hàm lượng protein cao (12-14%), thường được sử dụng để sử dụng để làm bánh mì, đế bánh pizza và một số bánh ngọt có kết cấu dai và đặc.- Bột mì đa dụng (hay còn gọi là bột mì số 11): Loại bột mì này được sử dụng phổ biến nhất, độ đạm trung bình (10-11%), có thể được sử dụng cho tất cả các loại bánh và thay thế được cho bột mì số 8 hay bột mì số 13.- Bột mì số 8 (bột bánh bông lan): Đây là loại bột có hàm lượng protein thấp (8-10%), thường được sử dụng để làm bánh bông lan, bánh ngọt có kết cấu mềm nhẹ, trong một số công thức bánh mì cũng sử dụng bột mì số 8 này.- Bột mì nguyên cám: là loại bột được xay ra từ nguyên hạt lúa mì không qua tách vỏ. Điều này giúp giữ được nguyên vẹn chất xơ và các chất dinh dưỡng khác hơn rất nhiều so với bột mì thông thường. Tuy nhiên do vẫn giữ nguyên phần vỏ, bột mì nguyên cám trở nên cứng hơn, điều đó làm bánh có kết cấu nặng hơn, độ dẻo mịn cũng không bằng Bột bắp Được làm từ hạt bắp rang nghiền nhỏ, có công dụng giúp cho bánh mềm xốp hơn, thường được sử dụng trong bánh bông lan, ngoài ra bột bắp còn là một chất kết dính và tạo độ đặc trong nấu ăn, như soup, chè.... Bột năng Được chiết xuất từ củ sắn (khoai mì), là nguyên liệu phổ biến trong các công thức như bánh bột lọc, bánh bò, bánh mì mè đen Hàn Quốc, bánh phục linh, bánh men... Bột gạo Được làm từ gạo, phổ biến trong các món bánh truyền thống của Việt Nam như bánh cuốn, bánh ướt, bánh xèo, bánh đúc, bánh giò.... Nguồn: Ryroti